Cuốn sách về thực chất là một tập đại thành về ngôn ngữ học, giới thiệu và cung cấp cho người đọc một nền tảng về lí thuyết ngôn ngữ học, một lĩnh vực khô khan và không dễ thấu hiểu, nhưng khi đọc và hiểu ra thì nó mang lại nhiều lí thú, hấp dẫn, bổ ích về ngôn ngữ như một bộ phận cấu thành và gắn bó khăng khít với nền văn hóa của người bản ngữ. Đúng như tác giả đã viết, “ngôn ngữ học lí thuyết cần xây dựng trên tư liệu của tất cả mọi ngôn ngữ, ngôn ngữ phương Đông cũng như ngôn ngữ phương Tây”, vì thế mà cuốn sách “dành sự chú ý đặc biệt đến bản chất nền tảng của ngôn ngữ, nhấn mạnh ngôn ngữ là một đối tượng mang tính văn hóa - lịch sử, có chức năng giáo dục và thống nhất tất cả các hình thức văn hóa vật chất và tinh thần ”.
Nhiều người đã nhắc đến ông như một nhân vật trải qua rất nhiều biến động của lịch sử với nhiều công việc ông đã đảm nhận trong cuộc đời (qua 2 thế kỷ). Trước năm 1945, ông từng qua Tú tài, rồi học Trường Y thời Pháp. Sau đó (1946-1952), ông tham gia chiến đấu trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ 1952-1954, ông làm Phiên dịch viên cho Bộ Giáo dục. Rồi từ 1955-1979, ông là giảng viên cho 2 trường đại học: ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Tổng hợp Hà Nội. Bến đỗ cuối cùng (1980-1995), ông là chuyên gia nghiên cứu tại Viện Đông Nam Á, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (sau là Viện KHXH VN, nay là Viện Hàn lâm KHXH VN)
Tròn tuổi 95, học giả Phan Ngọc, vị giảng sư cuối cùng của thế hệ những người thầy “xây nền đắp móng” cho Trường Đại học Sư phạm Văn khoa thuở ban đầu (1954), tiền thân của khối khoa học xã hội và nhân văn hai trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Tổng hợp Hà Nội
Là một trong số những người sớm được đọc bản thảo cuốn sách này, cho đến hôm nay, trong tôi vẫn giữ nguyên ấn tượng ban đầu: hết sức quý giá và trân trọng. Từ khi đang còn là sinh viên của khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cho đến nay, tôi đã và hiện vẫn đang đọc những kết quả nghiên cứu được công bố đều đều theo thời gian của Giáo sư Hoàng Thị Châu. Năm, tháng qua đi; đến lúc Giáo sư sưu tập các kết quả ấy thành một hợp tuyển, mới thấy một tổng thành thực sự là lớn; và nhìn vào sau bóng chữ, quả thật, mới thấy “công trình kể biết mấy mươi ...”
Phương ngữ học là khoa học nghiên cứu các vấn đề về tiếng địa phương của ngôn ngữ. Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX đã có người đặt vấn đề bàn về giọng, về tiếng nói ở các địa phương, các vùng miền của nước ta, nhưng phải đến năm 1989 cuốn sách Tiếng việt trên các miền đất nước (Phương ngữ học) được ấn hành thì dấu mốc lớn nhất trong nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt mới thực sự được đánh dấu.
“Yên Lãng nhất cô Châu” là lời khẳng định về vị trí số một độc đáo mà “bậc đàn anh” Nguyễn Tài Cẩn dành cho người nữ đồng nghiệp thân thiết của mình. Phảng phất đâu đó, chúng ta bắt gặp sự hóm hỉnh trong lối chơi chữ hai lớp nghĩa và cũng cả sự tinh tế của một đôi mắt hiểu lẽ đời.
Hoàng Thị Châu là một nữ giáo sư đầu tiên của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam. Đến nay, bà vẫn là nữ giáo sư duy nhất của ngành này, một ngành khoa học có tiếng là khô khan và "khó". Để đạt tới điều vinh quang ấy, người phụ nữ Huế một thời nổi tiếng là "hoa khôi" Khoa Ngữ văn đã phải lao động kiên trì trong một hoàn cảnh riêng không mấy thuận lợi.
Nhiều cán bộ giảng dạy của khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây thuộc lứa tuổi ngoài 60 như tôi đều gọi Ông là “Thầy Phan Ngọc” tuy vào những năm học ở khoa, ông chưa bao giờ “lên lớp” để giảng dạy một giờ nào cho chúng tôi. Chỉ khi được giữ lại làm “cán bộ giảng dạy” của khoa, chúng tôi mới biết được thầy Phan Ngọc lúc ấy đang là nhân viên của khoa với nhiệm vụ là “tư liệu viên” của phòng tư liệu
Cách đây chưa lâu, vào khoảng những ngày cuối năm 2013, Hữu Đạt cho ra mắt tập thơ Lữ hành, gây sự ngạc nhiên không ít ở người đọc quen biết anh. Việc một người bấy lâu nay chuyên viết văn xuôi bất ngờ chuyển sang viết thơ, thật ra cũng không có gì lạ. Nhưng nếu ai quen biết Hữu Đạt, biết anh vốn là một chuyên gia ngôn ngữ giảng dạy ở bậc đại học, đã để lại hàng chục đầu sách nghiên cứu, vào lúc tuổi không còn trẻ, bỗng làm thơ như chạy đua với thời gian, thì sự ngạc nhiên âu cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng còn ngạc nhiên hơn, chỉ ngay sau một thời gian rất ngắn (hơn nửa năm), anh lại đã có ngay bản thảo tập trường ca Cuộc chiến mười ngàn ngày, thì quả là ngạc nhiên thật
GS.TS Phạm Đức Dương (nguyên Viện trưởng Viện Đông Nam Á, Chủ tịch Hội nghiên cứu Đông Nam Á của Việt Nam, chuyên gia đầu ngành về ngôn ngữ và văn hoá Đông Nam Á, giáo sư kiêm nhiệm nhiều năm của Khoa Ngôn ngữ học) vừa qua đời ngày 8 tháng 12 năm 2013 tại Hà Nội, hưởng thọ 84 tuổi. Để tưởng nhớ GS.TS Phạm Đức Dương, ngonnguhoc.org xin giới thiệu bài viết của GS.TS Trần Trí Dõi về nhà khoa học và nhà giáo đáng kính này nhân dịp giáo sư 80 tuổi.
Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Địa chỉ: Tầng 3 (P.301-307) Nhà A - 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3 5588 603 - Fax: (84-4) 3 8587 202
Email: ngonnguhoc@ussh.edu.vn